Không chờ nổi đèn đỏ, nhiều người dân thản nhiên chạy ngược chiều ngay trung tâm: CSGT TP.HCM phạt không xuể
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan 3-2 ở lượt về chung kết và vô địch ASEAN cup với tỷ số chung cuộc 5-3, hàng chục ngàn người dân Quảng Nam vỡ òa hạnh phúc, nhiều người đổ ra đường ăn mừng.Tại các tuyến đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và đặc biệt là khu vực quảng trường 24.3 ở TP.Tam Kỳ, biển người nối đuôi nhau diễu hành ăn mừng Việt Nam chiến thắng. Tiếng kèn vang lên khắp nơi, xen lẫn với những tiếng hô vang "Việt Nam vô địch". Anh Bùi Lê Hoàng Việt Tuấn (37 tuổi, ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết anh rất hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu lượt về đầy quả cảm và không kém phần kịch tính của đội tuyển Việt Nam."Đội tuyển chúng ta vô địch là quá xứng đáng. Nhưng điều đáng tiếc đi kèm với niềm hạnh phúc ấy là sự mất mát quá lớn khi nhiều cầu thủ phải dính chấn thương nặng, thương nhất là tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Nhưng mình tin, chức vô địch là món quà xứng đáng chúng ta dành cho Xuân Son", anh Tuấn nói.Kỳ thú tháng 5: Ngỡ ngàng với mưa sao băng Eta Aquarid và vẻ đẹp Trăng Sữa
U.22 Việt Nam sẽ hội quân vào tháng 3, để hướng tới đợt tập huấn đấu giao hữu đầu tiên trong năm 2025. Để chuẩn bị cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9) và SEA Games 33 (tháng 11), HLV Kim Sang-sik sẽ bắt đầu thử nghiệm và sàng lọc đội hình ngay từ bây giờ.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, bình luận viên Vũ Quang Huy khẳng định: "HLV Kim Sang-sik đã có trong tay bản danh sách các cầu thủ tiềm năng, có thể lên tới 50 người để đánh giá. Bóng đá trẻ Việt Nam luôn hào hứng chuẩn bị ở những năm có SEA Games, bởi vậy, tôi có niềm tin vào lứa U.22". Một trong những vấn đề HLV Kim Sang-sik phải đối mặt là chất lượng hàng công, khi có rất ít tiền đạo trẻ đang có đất dụng võ tại V-League. Tuy nhiên, vẫn có những "ngọc thô" tiềm năng đang được ra sân thể hiện mình mỗi tuần để ghi dấu ấn. Trong đó có Đinh Xuân Tiến của SLNA.Tiền đạo sinh năm 2003 đã ghi bàn thắng đầu tiên ở V-League mùa này, khi là tác giả của pha lập công quý như vàng, giúp SLNA thắng Hải Phòng ở trận "chung kết ngược". Phút 41, Xuân Tiến bứt tốc phá bẫy việt vị và đón đường chọc khe của đồng đội, rồi đối mặt với thủ môn Đình Triệu ở góc hẹp. Chân sút trẻ của SLNA đã vẩy má dứt điểm rất tinh tế, đưa bóng đi vừa đủ để vượt qua tầm tay Đình Triệu, nằm gọn trong mành lưới Hải Phòng. Đó là khoảnh khắc lóe sáng mà Xuân Tiến đã phải chờ đợi suốt 1 năm (bàn thắng gần nhất anh ghi được là vào ngày 27.2.2024), để một lần nữa được tận hưởng cảm giác ăn mừng tại V-League. Hôm nay cũng là tròn 1 năm, Xuân Tiến trở lại sau án treo giò ở SLNA. Anh từng bị kỷ luật nội bộ 3 tháng (từ tháng 12.2023 đến tháng 2.2024), bởi vi phạm nội quy đội bóng. "Lắm tài nhiều tật" là cụm từ nhiều người dùng để mô tả Xuân Tiến. Chân sút sinh năm 2003 có đẳng cấp, minh chứng là năm 19 tuổi, anh từng được HLV Đinh Thế Nam triệu tập lên U.23 Việt Nam dự giải U.23 Đông Nam Á 2022. Xuân Tiến có màn ra mắt mãn nhãn khi lập cú hattrick, giúp U.23 Việt Nam đè bẹp U.23 Singapore 7 bàn không gỡ. Tuy nhiên, số phận như... trêu đùa Xuân Tiến, khi anh nhiễm Covid-19, để rồi bỏ lỡ phần còn lại của giải đấu.Nhưng trong mắt giới chuyên môn, cái tên Đinh Xuân Tiến đã phần nào để lại ấn tượng. Năm 2023, Xuân Tiến một lần nữa dự giải U.23 Đông Nam Á. Lần này, vận may không còn ngoảnh mặt. Tài năng trẻ của SLNA đoạt ngôi vua phá lưới với 3 bàn thắng, cùng U.23 Việt Nam lên ngôi vô địch.Xuân Tiến hội tụ đủ yếu tố để bứt phá. Anh được đá thường xuyên tại CLB (59 trận tính từ năm 2022 đến nay), khoác áo đội tuyển trẻ và tỏa sáng. Dù vậy, Xuân Tiến vẫn chưa thể bứt phá. Cầu thủ này... lúc ẩn lúc hiện, hiếm khi duy trì phong độ ổn định. Án kỷ luật tại SLNA 1 năm trước là lời cảnh tỉnh cho Xuân Tiến. Rằng với cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ trẻ, thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Sau giải U.23 Đông Nam Á 2023, Đinh Xuân Tiến bị loại khỏi nhóm cầu thủ trẻ được HLV Philippe Troussier "quy hoạch" cho đội tuyển Việt Nam. Khi ông Kim Sang-sik nắm quyền, Xuân Tiến cũng không được nhắm đến cho AFF Cup 2024.Nhưng, câu chuyện ở U.22 Việt Nam có thể sẽ khác. Trước tiên, lứa U.22 trong tay ông Kim hiện nay có rất ít gương mặt được đá tại V-League. Xuân Tiến là "ngọc thô" hiếm hoi bên cạnh Trung Kiên, Lý Đức (HAGL), Văn Khang (Thể Công Viettel), Thái Sơn (Thanh Hóa) và Vĩ Hào (Bình Dương) được tin dùng thường xuyên với trên 12 trận. Xuân Tiến cũng chơi đúng vị trí mà U.22 Việt Nam đang khan hiếm nhân tài. Dù là tiền vệ trên danh nghĩa, nhưng tài năng trẻ của SLNA có thể đá như một "số 9 ảo". Tức là tiền vệ công, nhưng sẵn sàng ập lên như một tiền đạo để ghi bàn. Ở giải U.23 Đông Nam Á 2 năm trước, Xuân Tiến được HLV Hoàng Anh Tuấn dùng với vai trò này, và anh đã để lại ấn tượng.Đó là lý do mà khi được hỏi muốn tiến cử ai lên U.22 Việt Nam cho HLV Kim Sang-sik, HLV Phan Như Thuật của SLNA chọn Xuân Tiến. Kỹ năng bứt tốc quãng ngắn, dứt điểm đa dạng và sắc bén là cơ sở để Xuân Tiến được trao cơ hội. Chân sút 22 tuổi cũng đã chín chắn hơn sau khoảng thời gian khó khăn. Cộng với vốn kinh nghiệm được tích lũy, ngày trở lại của Xuân Tiến có lẽ không còn xa.
Dẻo thơm hương cốm Hà Nội
Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 200 triệu tấn chất thải hữu cơ từ sản xuất chăn nuôi; trồng trọt; thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và chất hữu cơ tự nhiên có thể khai thác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ.
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Tiếc gì mấy cái vạch kẻ đường !
Ngày 13.3, Đội QLTT số 3 phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao kiểm tra hộ kinh doanh L, địa chỉ tại P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú và P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1 phát hiện tại đây đang kinh doanh 10.266 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử các loại, phụ kiện và tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo quy định.